Chào mừng bạn đến với Web: TUYENSINHTRUCTUYEN.ORG. Tháng 1-2025, Khai giảng các lớp học tại TP.HCM: 1/Các lớp thạc sỹ: QL Kinh Tế, QL Xây Dựng; 2/ Thi và cấp CC Anh văn B1- Đại học Ngân Hàng TP.HCM; 3/ Thi và cấp CC tin học cơ bản/nâng cao; 4/BD Ngạch CVC, CV, BD Lãnh đạo, QL cấp phòng; 5/ Lớp BDNVSP GV ĐH, CĐ; Lớp BD theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp GV ĐH; 6/ Thi và cấp CC nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa & quốc tế; 7/ Đại học ĐT trực tuyến: (vb 1, vb 2, LT); Thi đạt đủ môn được xét TNĐH– KG lớp học mới hàng tháng. Ngành ĐT: CN Luật, CN Ngôn ngữ Anh, Kế toán, Ngôn ngữ Trung ...; 8/ Điểm phát hành và nhận hồ sơ tại TP.HCM thông báo về việc xét tuyển nghiên cứu sinh năm 2025: Chương trình Đào tạo Tiến sĩ: Quản lý Kinh tế, Quản lý Xây dựng
>>TIN BÀI QUA ẢNH<<

GIÁO DỤC THỜI HẬU ĐẠI DỊCH COVID-19: THÁCH THỨC, CƠ HỘI VÀ GIẢI PHÁP

 

 


 

Trên khắp thế giới, các hệ thống giáo dục đã phải đối mặt với tình trạng xáo trộn bởi việc phong tỏa, giãn cách nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, sự thiếu bình đẳng về khả năng tiếp cận giáo dục, công nghệ giáo dục và các công cụ đào tạo từ xa khác, bên cạnh những thách thức trong việc duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần cho cả giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, không phải tất cả những thay đổi đột ngột do đại dịch gây ra đều là xấu, một số đổi mới đầy hứa hẹn, mang lại những cơ hội mới cho nền giáo dục toàn cầu trong thời gian tới.



 

Việc học tập gặp nhiều khó khăn trong đại dịch trên toàn cầu

Khi xem xét các tác động của đại dịch Covid-19 đối với nền giáo dục toàn cầu có thể thấy thời gian đóng cửa trường học rất khác nhau. Các trường học ở nơi có thu nhập trung bình nằm trong khu vực Mỹ Latinh và Nam Á đã đóng cửa hoàn toàn hoặc một phần trong thời gian dài nhất từ 75 tuần trở lên. Những trường học ở châu Âu và Trung Á trong khu vực có thu nhập cao đã đóng cửa hoàn toàn hoặc một phần trong khoảng thời gian ít hơn (trung bình là 30 tuần), con số này ở khu vực châu Phi cận Sahara nơi có thu nhập thấp là 34 tuần.

Ngoài ra, khả năng tiếp cận với giáo dục trực tuyến cũng như chất lượng giáo dục từ xa có sự khác nhau giữa các quốc gia, khu vực. Khi trường học đóng cửa, ở Tanzania chỉ có 6% trẻ em nghe các bài học qua đài phát thanh, 5% tiếp cận các bài giảng trên Tivi và chưa đến 1% tham gia các lớp học trực tuyến.

 

Hơn nữa, sự bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục cũng gây ra sự tụt hậu trong học tập. Ngân hàng Thế giới ước tính rằng trong khi sinh viên ở các nước có thu nhập cao đạt được trung bình 50 điểm kết quả học tập cân đối (HLO) tại thời điểm một năm trước đại dịch, thì sinh viên ở các nước thu nhập thấp chỉ đạt 20 điểm HLO. Điều này khiến các sinh viên ở các quốc gia kém phát triển bị tụt hậu vài năm.

 

Trung bình, chương trình học tập của học sinh, sinh viên trên toàn cầu đã bị chậm 8 tháng do tác động của đại dịch, nhưng tác động này lại không đồng đều ở các quốc gia, có thể rơi vào 3 trường hợp: Các hệ thống hiệu suất cao, với mức hiệu suất giáo dục tương đối cao trước đại dịch Covid-19, nơi chương trình học có thể bị chậm hơn khoảng 1-3 tháng do đại dịch. Điển hình như tại Bắc Mỹ và châu Âu, chương trình học bị trễ trung bình là 4 tháng. Còn tại các quốc gia có thu nhập thấp, hiệu suất giáo dục trước đại dịch cũng rất thấp, nơi đây chương trình học có thể chậm khoảng 3-8 tháng do đại dịch, điển hình như ở châu Phi cận Sahara. Các hệ thống giáo dục ở nơi có thu nhập trung bình vốn có hiệu suất giáo dục trung bình lại có thể bị chậm từ 9-15 tháng do đại dịch như ở Mỹ Latinh và Nam Á.

 

Đại dịch cũng làm gia tăng sự bất bình đẳng trong các hệ thống giáo dục, nó nới rộng khoảng cách giữa các trường học dành cho người da đen và người da trắng ở Hoa Kỳ và làm gia tăng sự chia cách giữa khu vực thành thị với nông thôn đã có từ trước đây ở Ethiopia.



Ngoài hệ thống giáo dục và chương trình học, đại dịch còn tác động rộng lớn về mặt xã hội và tinh thần đối với học sinh, sinh viên trên toàn cầu với những lo ngại về sức khỏe tâm thần ngày càng gia tăng. Các báo cáo về bạo lực đối với trẻ em, tình trạng béo phì, mang thai ở tuổi vị thành niên và nghỉ học vĩnh viễn ngày càng tăng.

 

Trình độ học vấn thấp hơn dẫn đến thu nhập tiềm năng trong tương lai cũng thấp hơn đối với các cá nhân và năng suất lao động thấp hơn cho các quốc gia. Đến năm 2040, tác động kinh tế của việc trì hoãn học tập liên quan đến đại dịch có thể dẫn tới thiệt hại hàng năm là 1,6 nghìn tỷ USD trên thế giới, tương đương 0,9% tổng GDP toàn cầu.



(Nguồn: Theo dữ liệu thống kê của UNESCO)

Ngành giáo dục không bị tụt hậu là nhờ có công nghệ phát triển vượt bậc

Mặc dù, những tác động do đại dịch đưa đến những thách thức lâu dài cho nền giáo dục toàn cầu, ở một số nơi trên thế giới, học sinh, phụ huynh và cả giáo viên lại đang trải qua cảm giác của sự lạc quan. Sau hai năm gián đoạn, kể từ khi đại dịch diễn ra, việc chuyển đổi sang học trực tuyến và kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến, cũng như sự nỗ lực của hệ thống giáo dục, các chính phủ ở nhiều quốc gia đã đem lại những cơ hội mới.

 

Sự bùng nổ của công nghệ trong hơn hai thập kỷ qua không khiến ngành giáo dục bị tụt hậu. Máy tính và mạng Internet đã giúp người học không chỉ tiếp cận thông tin trên mạng, mà còn có thể truy cập vào các lớp học. Vào mùa thu năm 2017, đã có hơn 6,5 triệu sinh viên đăng ký tham gia một số cơ hội đào tạo từ xa tại một số cơ sở đào tạo có cấp bằng sau trung học. Sự phát triển của công nghệ đồng nghĩa với việc hiện nay có rất nhiều phương tiện truyền thông và công cụ hỗ trợ học tập để giúp học viên nhận được nền giáo dục chất lượng cao thông qua Internet.

 

Xu hướng này đã mang lại một số lợi ích cũng như hạn chế đối với các giáo viên và tổ chức muốn tiếp tục cung cấp cho học sinh của họ nền giáo dục được kiểm soát nghiêm ngặt mà họ cần để phát triển. Ví dụ, công nghệ có thể không khuyến khích sinh việc phát triển các kỹ năng mềm. Họ có thể không có cơ hội để tương tác với các sinh viên khác giống như cách họ vẫn làm trong các lớp học kiểu truyền thống.

 

Nền tảng trực tuyến cũng buộc giáo viên thay đổi cách thức giảng dạy. Họ có thể gặp khó khăn khi phải thay đổi cách tiếp cận kế hoạch bài giảng để đảm bảo rằng sinh viên vẫn tham gia ngay cả khi họ không thể gặp trực tiếp giáo viên.

 

May mắn là sự ra đời của các lớp học trực tuyến và các công cụ hỗ trợ đã mang lại nhiều cơ hội cho người dạy và các tổ chức giáo dục. Nhiều giáo viên ngay lập tức nhận thấy tính linh hoạt cao hơn mà họ có thể ứng dụng trong lịch trình giảng dạy của mình. Các nền tảng dạy và học trực tuyến tạo cơ hội cho người học xem các bài giảng trực tiếp hoặc các bài giảng đã được ghi lại.

 

 

Kỹ năng mềm rất cần thiết đối với học sinh, sinh viên. Các khóa học trực tuyến cũng có thể giúp nâng cao khả năng cho giáo viên trong việc cung cấp bài giảng khác nhau cho học sinh ở nhiều trình độ. Học sinh ở trình độ khá, giỏi có thể nhận được các tài nguyên học tập bổ sung, nâng cao và các thử thách khuyến khích họ đi sâu hơn vào việc nghiên cứu tài liệu mà không làm gián đoạn quá trình học tập của các học sinh khác trong lớp.

Hệ thống quản lý học tập cũng có thể giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc theo dõi sự tiến bộ của học sinh trong suốt khóa học. Họ có thể thấy học viên của mình đã tham gia như thế nào vào các bài giảng trực tuyến cũng như các bài giảng đã được ghi lại, do đó, họ sẽ có một hệ thống theo dõi hiệu quả hơn, cho phép họ có những sự hỗ trợ hay kiểm tra riêng đối với từng học sinh.

 

Việc đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên cũng là một trong những xu hướng chính trong giáo dục bậc đại học. Theo báo cáo Việc làm trong tương lai, một số kỹ năng quan trọng nhất ở nơi làm việc bao gồm tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, quản lý con người và sáng tạo. Các nhà tuyển dụng muốn tìm những ứng viên có khả năng đưa ra quyết định và thể hiện khả năng lãnh đạo.

 

Trong nỗ lực chuẩn bị cho sinh viên về nghề nghiệp tương lai của họ, các trường học phải có chương trình đào tạo để giúp sinh viên hình thành và phát triển các kỹ năng mềm này. Trong xu hướng học trực tuyến hiện nay, các nhà giáo dục cần nỗ lực hơn để tìm cách cân bằng thời gian sử dụng thiết bị trong lớp học với tầm quan trọng của việc khuyến khích học sinh, sinh viên làm việc trực tiếp cùng nhau để phát triển các kỹ năng mềm.

 

Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bản chất của việc làm theo những cách đáng kinh ngạc. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hiện tại có tác động đến 50% số việc làm bởi tiến bộ công nghệ vượt bậc dẫn đến những thay đổi cách con người thực hiện công việc của họ. Người lao động muốn duy trì khả năng cạnh tranh trong môi trường của họ sẽ cần phải liên tục nâng cao kỹ năng của bản thân. Họ không thể cho rằng một nền giáo dục mà họ đã nhận được trước khi tốt nghiệp sẽ là tất cả những gì họ cần cho phần còn lại của sự nghiệp. Thay vào đó, một quá trình học tập liên tục mới là thứ người lao động hiện nay cần để đảm bảo công việc của mình. Điều này đòi hỏi các cơ sở giáo dục phải tạo ra một tư duy phát triển bản thân cho sinh viên cũng như đội ngũ giảng viên và nhân viên của họ. Sinh viên cần được tạo cơ hội phát triển kỹ năng tự học để họ có thể tiếp tục học tập và trau dồi kiến thức cũng như kỹ năng mới sau khi ra trường và trong suốt quá trình làm việc.

 

Khi công nghệ thay đổi xã hội, nó cũng có tác động đáng kể đến cách mọi người làm việc và chuẩn bị cho sự nghiệp của họ. Các hệ thống giáo dục cần đi đầu trong các xu hướng này, xem xét tác động của các thách thức và cơ hội có tác động như thế nào đến giáo dục để mang lại nền tảng giáo dục cũng như sự hỗ trợ hiệu quả cho sự phát triển và thành công của người học.

 

Ngày nay, lãnh đạo các trường cần điều hướng hệ thống, kết nối chúng với nhau bằng cách ưu tiên các ưu tiên, kết nối nhiều quan điểm và lãnh đạo bằng lòng trắc ẩn. Tác giả xin đưa ra 7 giải pháp mà các tổ chức giáo dục đang thay đổi sau đại dịch Covid- 19.

 

Giải pháp thứ nhất là thay đổi phương pháp kinh doanh

Trước sự chuyển đổi xu hướng kinh doanh sau đại dịch, kinh doanh giáo dục cũng phải thay đổi. Do hậu quả của đại dịch, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã phải đối mặt với thách thức trong việc thích ứng, đổi mới, thực hiện hành động kinh doanh, phát triển tầm nhìn, thiết lập quỹ đạo cho tương lai, đồng thời truyền cảm hứng cho nhóm. Ngoài các xu hướng vĩ mô đang nổi lên trong kinh doanh và xã hội sau đại dịch, các trường đại học đang tung ra các lộ trình học tập kết hợp nhiều nội dung nhằm phát triển các nhà lãnh đạo có khả năng xây dựng xã hội bền vững và công bằng.

 

Giải pháp thứ hai là học với công nghệ số

Nhờ nâng cao hiểu biết về công nghệ mới, học tập kỹ thuật số đã trở nên dễ chấp nhận hơn trong bối cảnh hậu đại dịch. Giờ đây, trong bối cảnh công việc linh hoạt, kỳ vọng về lãnh đạo ngày càng tăng và những thách thức kinh doanh ngày càng phức tạp, các trường đại học đang nâng tầm cuộc chơi của họ. Giáo dục trực tuyến là một trong những hình thức được chấp nhận hậu đại dịch. Họ cung cấp các chương trình MBA trực tuyến, điều chỉnh các lộ trình giáo dục và phát triển các chương trình. Bên cạnh đó, họ tạo ra các mô hình giáo dục hiệu quả như AI và học qua máy móc. Những mô hình giáo dục này có thể kết hợp với các giá trị sư phạm và học thuật truyền thống.

 

Giải pháp thứ ba là kết hợp mọi thứ phù hợp với từng địa phương

Giáo dục đang thay đổi, vì vậy, học tập và làm việc phải được tích hợp theo cách phù hợp với gia đình, lịch làm việc và mục tiêu nghề nghiệp của mọi người. Các trường đại học phải xem xét lại về cách tiếp cận các sự kiện mang tính trải nghiệm cao để xây dựng năng lực học tập.

 

Một thế giới hậu đại dịch đòi hỏi các kỹ năng và tư duy nâng cao cũng như học tập theo môi trường và kiến ​​thức ứng dụng cao. Sinh viên sẽ có thể thực hành sự đồng cảm và đoàn kết cũng như chấp nhận rủi ro sáng tạo trong một môi trường học tập năng động, an toàn, tập trung vào các kỹ năng mềm và các công cụ học tập.

 

Giải pháp thứ tư là đổi mới và không ngừng cải cách giáo dục

Hàng loạt các khóa học về điều hành sẽ được triển khai trong những năm tới để giải quyết môi trường kinh doanh đang thay đổi ngày nay. Bên cạnh đó, các trường đại học phải thích nghi với cách suy nghĩ tân tiến và đa dạng của sinh viên. Đồng thời, sinh viên phải nhận thức được tầm quan trọng của việc thể hiện bản lĩnh và trí thông minh đối với sự thành công trong tương lai. Sinh viên và giảng viên đang trải nghiệm công nghệ chuyên sâu hơn để chuẩn bị cho trạng thái bình thường mới. Điều tối quan trọng là phải chuẩn bị cho các kịch bản luôn thay đổi do đại dịch. Ngoài ra, các tổ chức giáo dục cần điều chỉnh việc sử dụng công nghệ cho phù hợp. Họ cũng cần cập nhật chương trình đào tạo giảng viên và nguồn lực để cải thiện việc học trực tuyến và kết hợp.

Giải pháp thứ năm là hoàn thiện các chính sách quản lý trong lĩnh vực giáo dục, bảo đảm sự đồng bộ, nhất quán giữa các chính sách từ cao xuống thấp, từ chính sách chung đến các chính sách đặc thù của ngành. 

Đặc biệt cần khẳng định và thừa nhận chính thức hình thức dạy - học trực tuyến và các kết quả của quá trình dạy - học trực tuyến là hình thức, kết quả của đào tạo chính thống, có sự ổn định, chất lượng, lâu dài.

Hiện nay tâm lý cho rằng việc dạy và học trực tuyến chỉ là giải pháp tình thế, là hình thức bổ sung trong thời gian dịch bệnh diễn ra là tâm lý chung của hầu như tất cả mọi thành phần xã hội. Tuy nhiên cần có góc nhìn cởi mở và thực tế hơn, bởi không chỉ đến khi dịch bệnh diễn ra thì việc chuyển đổi số trong giáo dục mới bắt đầu được triển khai mà đây đã và đang là xu thế phát triển trong xã hội hiện đại. Dịch bệnh chỉ là bối cảnh để quá trình này buộc phải đẩy nhanh hơn nữa. Vì thế cần có sự định hướng đúng từ những chính sách của Đảng, Nhà nước trong các chính sách để việc triển khai được thuận lợi hơn và những kết quả của quá trình dạy - học trong bối cảnh mới được ghi nhận một cách chính xác và xứng đáng hơn.

Giải pháp thứ sáu là bảo đảm mọi điều kiện để việc học tập của người học được diễn ra thuận lợi, an toàn. 

Một là, mọi hoạt động dạy - học đều phải đảm bảo nghiêm túc các quy tắc phòng dịch; đảm bảo 100% cán bộ, giáo viên, sinh viên được tiêm vaccine đầy đủ. Việc bảo đảm an toàn cho đội ngũ giảng dạy và người học là yếu tố tiên quyết để “bình thường hóa” hoạt động học tập.

Hai là, tăng cường nhận thức và kỹ năng cho cả hai nhóm đối tượng là giáo viên và phụ huynh. Trong hai năm qua có thể nhận thấy một thực tế là dù xu hướng chuyển đổi số đã diễn ra và len vào cuộc sống của tất cả mọi người, nhưng tâm lý và kỹ năng của cả giáo viên cũng như phụ huynh đều chưa được chuẩn bị kỹ càng khi phải đối mặt với những điều kiện mới. Vì vậy không chỉ người học cần thích nghi mà cả đội ngũ giáo viên và phụ huynh cũng cần rèn luyện các kỹ năng buộc phải có trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, cần nhận thức và chấp nhận rằng việc chuyển đổi số trong giáo dục sẽ là một quá trình dài lâu và ổn định.

Ba là, tăng cường hạ tầng, bảo đảm thiết bị phần cứng và phần mềm đáp ứng việc chuyển đổi số trong thời kỳ dịch bệnh. Yếu tố mấu chốt để việc chuyển đổi số trong giáo dục có thể diễn ra một cách rộng rãi và hiệu quả là có đầy đủ các phương tiện, công cụ dạy và học. Cần có hạ tầng mạng phủ khắp các địa phương và ổn định dù là ở vùng sâu, vùng xa; cần đảm bảo người học có đủ thiết bị phục vụ việc học tập trực tuyến; cần có nền tảng dạy học được Việt hóa, dễ dàng và thuận tiện khi sử dụng và phù hợp với đặc thù của từng cấp học.



Giải pháp thứ bảy là tăng cường và phối hợp đa dạng các hình thức giáo dục. Việc dạy học trong giai đoạn dịch bệnh đã và đang được triển khai trực tuyến qua mạng Internet hoặc qua sóng truyền hình. 

Tuy nhiên cần mở rộng hơn nữa các hình thức dạy học để phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của những người học khác nhau như: có các chương trình dạy học qua radio; chuyển phát tài liệu học tập đến tận nhà….

Bên cạnh đó, nên khai thác đội ngũ giáo viên hoặc trí thức về hưu quan tâm và muốn tham gia giúp đỡ tại chính cộng đồng họ đang ở để tạo những nhóm nhỏ học tập trẻ nhỏ. Bởi thậm chí còn hơn cả việc tích lũy kiến thức, việc được duy trì giao tiếp xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển bản thân của trẻ nhỏ.



Gần 2 năm qua, giáo dục gặp nhiều khó khăn thách thức do đại dịch COVID-19 gây ra, nhưng toàn ngành nói chung và đội ngũ thầy cô giáo đã khắc phục khó khăn, biến nguy thành cơ. Coi đây là cú hích để chúng ta thay đổi tư duy quản lý, phát huy sự sáng tạo trong mỗi cá nhân, gia đình, nhà trường và toàn ngành Giáo dục để tăng khả năng thích ứng hoàn cảnh, nhất là quản lý rủi ro. Ngoài ra, dịch COVID-19 cũng là cơ hội để ngành Giáo dục đẩy mạnh chuyển đổi số, là tiền đề cho nhiều lĩnh vực khác, tác động lớn đối với sự phát triển một quốc gia, cả trước mắt và lâu dài.